Wednesday, October 30, 2013

Kết thúc có hậu. Lẽ phải, công luận đã được lắng nghe cho trường hợp hai thủy điện "lạ" ở Cát Tiên!

SCT- Trích: "Nói có hậu cũng không quá ngoa ngôn, vì để tránh môi trường phải trả giá khi dự án này được thực hiện, có người đã phải chịu kỉ luật, bị đe dọa  nhưng họ chấp nhận đánh đổi nhằm thoát khỏi sự ràng buộc với cơ quan để có thể cất lên tiếng nói vì lẽ phải, vì khoa học, như trường hợp của ThS Nguyễn Huỳnh Thuật, một cán bộ của vườn Quốc gia Cát Tiên, (người đồng sáng lập nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (Save Cat Tien - SCT) và kiên nhẫn đấu tranh đến cùng để bảo vệ "Mẹ Cát Tiên"-BBT SCT)

Những tâm thư của Nguyễn Huỳnh Thuật gửi lãnh đạo cấp cao (Thủ tướng vào tháng 7 năm 2011Chủ tịch nước vào tháng 8 năm 2012), kiến nghị của SCT đến Quốc hội và các cấp liên quan đã được lắng nghe và thấu cảm. Trích ĐVO: "Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A đã nhận được sự quan tâm của nhiều vị ĐBQH và dư luận xã hội. Hai dự án này đã được loại khỏi quy hoạch mặc dù trước đó đã nhiều lần đưa vào quy hoạch . Vì thế, cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc để hạn chế thất thoát và lãng phí cho người dân, doanh nghiệp và xã hội". Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đã khẳng định điều này trong Báo cáo thẩm tra quy hoạch tổng thể về thủy điện do Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng báo cáo  trước Quốc hội sáng 30/10. (điều này đúng với tâm nguyện của SCT đã kiến nghị và đông đảo quần chúng nhân dân)

Loại thủy điện Đồng Nai 6 và 6a:“Khoa học chân chính được lắng nghe và công nhận”

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, sau khi có quyết định loại khỏi quy hoạch dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã nói rằng, “đây là quyết định dung hòa”.
Trong khi giới khoa học, và công luận thì cho rằng, đây là “một cái kết có hậu”, bởi những tiếng nói vì cái tốt, những lập luận khoa học đã được lắng nghe.
Nói có hậu cũng không quá ngoa ngôn, vì để tránh môi trường phải trả giá khi dự án này được thực hiện, có người đã phải chịu kỉ luật, bị đe dọa  nhưng họ sẵn sàng đánh đổi (công việc) nhằm thoát khỏi sự ràng buộc với cơ quan để có thể cất lên tiếng nói vì lẽ phải, vì khoa học, như trường hợp của ThS Nguyễn Huỳnh Thuật, một cán bộ của vườn Quốc gia Cát Tiên.
Nói có hậu là bởi vì, nhiều nhà khoa học, như TS Nguyễn Ngọc Long (viện trưởng viện Sinh thái học miền Nam) – một trong những người đầu tiên lên tiếng phản đối việc xây dựng hai dự án này từ gần 10 năm qua, tâm sự rằng, bản thân ông và những đồng nghiệp có lúc “chịu sức ép khủng khiếp”.
Cho nên, khi nghe tin có quyết định dừng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ông đã hân hoan mà gọi đó là “khoa học chân chính được lắng nghe và công nhận”.
Nhà báo Thế Dũng, người từng bị “phe” ủng hộ dự án coi là “cấu kết với nhóm lợi ích riêng đưa tin thất thiệt về dự án”, hôm qua, trên trang cá nhân của mình đã cảm xúc rằng “mình cũng góp sức trong trận chiến với với một kết cục có hậu”!
Tuy nhiên, phải nói thêm rằng, nếu đây có là “cuộc chiến” thì cũng không có bên thua mà chỉ có bên thắng. Và bên thắng, đó là nhân dân, là lợi ích chung của đất nước, không chỉ cho hôm nay mà cả thế hệ mai sau.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, với tư cách là người chịu trách nhiệm rất lớn trong vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo nguồn điện cho nền kinh tế của đất nước, đã nói đại ý rằng, ở chiều quản lý ngành, xét về lợi ích kinh tế, thì ông cũng có phần thấy cái thiệt khi dừng dự án, nếu có thì là ở chỗ ngành điện mỗi năm mất cơ hội huy động thêm 1 tỷ kWh (nếu hai dự án này triển khai xong), nhất là trong bối cảnh miền Nam vẫn đang đối mặt với nguy thiếu điện, điện vẫn phải chuyển tải từ miền Bắc vào.
Nhưng ở chiều ngược lại, “nếu ở vào địa vị của tỉnh Đồng Nai, thì tôi cũng sẽ kiến nghị dừng dự án”, ông Hoàng nói.
Và cái được lớn nhất, vẫn theo ông, là tránh thiệt hại cho môi trường, mà trực tiếp nhất là hệ sinh thái rừng Cát Tiên.
Tiếp theo cho đến hết xem tại http://motthegioi.vn/xa-hoi/thoi-su-xa-hoi/khoa-hoc-chan-chinh-da-duoc-lang-nghe-va-cong-nhan   
Văn bản chỉ đạo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Ủy Ban KHCN&MT của QH cùng 4 bộ liên quan để phối hợp, xem xét nội dung thư của Nguyễn Huỳnh Thuật

Monday, October 28, 2013

Cùng SCT ăn mừng sự kiện hai thủy điện Đồng Nai 6, 6A chính thức loại ra khỏi quy hoạch và Cát Tiên được "cứu"

SCT - Nhóm "Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên" (Save Cat Tien - SCT) tri ân tất cả các nhà khoa học, các nhân sĩ tri thức, các nghệ sĩ, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, các phóng viên báo đài trong và ngoài nước đã chung tay, góp sức cùng SCT để Cát Tiên được "cứu" đến giây phút cuối cùng. Cám ơn Quốc hội đã lắng nghe, ủng hộ kiến nghị của nhóm SCT cùng với 4.250 chữ ký gửi kèm. Đặc biệt SCT chân thành cám ơn ngài Chủ tịch nước đã quan tâm đến tâm thư của Nguyễn Huỳnh Thuật gửi Chủ tịch ngày 31.8.2012 và đã chỉ đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng các bộ ngành liên quan xem xét tâm thư của anh Thuật (người đồng sáng lập SCT) qua văn bản 1496/VPCTN-PL ngày 22.10.2012. Tri ân tất cả.

"...lòng dân là một trong ba yếu tố đảm bảo ổn định chính trị xã hội - đó là sự đồng thuận xã hội. Tôi mong chúng ta hãy quan tâm vấn đề này nhiều hơn nữa. Đừng bất chấp, đừng phớt lờ dư luận, đặc biệt là dư luận từ nhân dân". Trích phát biểu của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm  
 
Nhóm "Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên" (SCT) khắp nơi hân hoan, vui mừng khi nghe tin Cát Tiên được "cứu"!

Chính thức loại thủy điện Đồng Nai 6, 6A ra khỏi quy hoạch.

Thứ Hai, 28/10/2013 18:06
(NLĐO)- Trong báo cáo trình Quốc hội, Bộ Công Thương khẳng định đã phê duyệt đưa ra khỏi quy hoạch 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
Chính phủ vừa hoàn tất bổ sung và giải trình kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện (DATĐ) và vận hành khai thác các công trình thủy điện trong Báo cáo quy hoạch tổng thể về thủy điện trình Quốc hội (QH) tại kỳ họp thứ 6 đang diễn ra này. 
Theo đó, Bộ Công Thương đã loại khỏi quy hoạch 6 DATĐ bậc thang (395 MW) và 418 DATD nhỏ (1.174, 49 MW); không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện (375,65 MW).
Tất cả các dự án, vị ví tiềm năng bị năng bị loại bỏ đều thuộc đối tượng hiệu quả kinh tế thấp, tiềm ẩn tác động tiêu cực đến môi trường - xã hội, ảnh hưởng đến quy hoạch/dự án ưu tiên khác, nhà đầu tư không quan tâm hoặc trả lại dự án. 

Đặc biệt, đối với các DATĐ Đồng Nai 6 và 6A, sau khi có báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về các tác động môi trường - xã hội và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã phê duyệt đưa ra khỏi quy hoạch.

Đồng thời tạm dừng, chỉ đầu tư sau năm 2015 đối với 4 DATĐ bậc thang (208 MW) và 132 DATĐ nhỏ (915,7 MW); có 149 DATĐ nhỏ (1.344,8 MW) và 9 DATĐ bậc thang (551 MW) cần tiếp tục rà soát. 
Ngày 30-10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, sẽ trình bày Báo cáo quy hoạch tổng thể về thủy điện.
Sau khi rà soát, cả nước hiện còn lại 815 DATD có tổng công suất 24.324,3 MW. Trong đó, đã vận hành phát điện 268 dự án (14.240,5 MW); đang thi công xây dựng 205 dự án (6.198,8 MW), dự kiến đưa vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2017.
T. Dũng

Cát Tiên Trong Tôi!



Cát Tiên trong tôi…
Thư gửi chú Nguyễn Huỳnh Thuật, nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên - Saving Cat Tien (SCT) cùng những con người mang trái tim yêu quý thiên nhiên, Hiểu và Yêu Cát Tiên!
Gửi các em- những dòng viết trong trẻo, đáng yêu về Đảo Tiên đã đánh động trái tim tôi!

Con  thấy những bài cảm nhận của các em học sinh có sức khơi dậy thật sống động hình ảnh Cát Tiên, dẫu chưa một lần con đặt chân đến…
Từ ngày mà tôi có dịp gặp và chia sẻ với chú thì các em có biết không, Ước Mơ viếng thăm cánh rừng thiêng Nam Cát Tiên, thăm những người bạn hoang dã lại bắt đầu dâng lên trong đầu óc tôi dữ dội! Một chiều tháng tám, nắng ráng giòn khuôn viên trường đại học, ráng giòn nỗi hân hoan trong lòng tôi vì sắp được đón chú ngoài đời thực- chú Nguyễn Huỳnh Thuật. Đã quen chú qua facebook, qua những trang viết Saving Cat Tien (SCT) nhưng tôi vẫn không thể nào khép lại sự hồi hộp, rụt rè thoáng trên gương mặt khi gặp chú lần đầu tiên. Một nụ cười chào nhau, một lời êm dịu, một cái cầm tay thân thiện…tất cả đó, là ấn tượng ban sơ của tôi về chú.
Tối đêm ấy, tôi và một người bạn của tôi đã có cơ hội ngồi chơi và cùng chia sẻ nhiều điều thật lành với chú, những khoảnh khắc đẹp nhuốm màu xanh mát đã gieo vào lòng tôi ngay lúc đó và đến tận bây giờ em à! Trong chuyến công tác tại Cần Thơ, tôi nghĩ chú có nhiều việc cần sắp xếp và giải quyết nhưng chú đã dành thời gian để tưới tẩm những hạt giống yêu thương Mẹ Thiên Nhiên, nuôi dưỡng hạt giống Ước Mơ trong mỗi chúng tôi. Chú chia sẻ với bọn tôi về công việc, về những hoạt động “cứu” Vườn Quốc gia Cát Tiên thoát khỏi dự án thủy điện…Mỗi ngày, mỗi giờ chú và những “đồng chí thật” của chú không ngừng tranh đấu, chú bảo: “Vấn đề bảo vệ Cát Tiên-chú chỉ biết lên tiếng cho đến cùng, làm hết sức mình dù chú biết điều đó có thể gây hại cho tính mạng bản thân chú, gia đình và những người thương của chú… việc chú làm không được lãnh đạo cơ quan, gia đình, bạn bè hiểu và đồng tình, nhưng chú và những “đồng chí thật” sẽ quyết hết lòng vì Cát Tiên…”. Tôi thầm thán phục nhiệt huyết đang cháy tràn nơi đáy mắt chú, sâu thẳm trái tim hiến dâng cho Cát Tiên, nơi mà chú thường gọi thân mật là “Mẹ hiền thiên nhiên Cát Tiên”. Chú từng viết: “…khu rừng đại ngàn này giống như một cơ thể vĩ đại, màu nhiệm, linh thiêng và rất dễ bị tổn thương. Bất cứ một tác động nào dù nhỏ đều ảnh hưởng đến toàn cơ thể Mẹ”.
 Các em ơi, lúc đó tôi bỗng nhớ đến những bức ảnh xinh đẹp về Cát Tiên mà tôi xem trên facebook, trang của chú nhiếp ảnh gia Tăng A Pẩu, Bích Hồng, Duy My, v.v.; tranh của họa sĩ Trung Nghĩa, Ngô Thúy; khúc ca tha thiết về đại ngàn của chú Thuật (Mái Nhà xanh), Hà Vân Cư Sĩ (Mái nhà của chúng ta); lời nhắc nhủ với thế hệ trẻ về môi sinh của nhà văn-nhà báo Hoàng Hưng, nhà thơ Giáng Vân, nhà nghiên cứu lịch sử Khánh Trâm…Tất cả ẩn hiện màu nhiệm về sự sống một Cát Tiên tươi xanh và linh thiêng!
Các em ơi, thiền sư Nhất Hạnh cũng đã gửi lời tâm tình, niềm thương kính sâu sắc với Đất Mẹ “Kính lạy mẹ, Mẹ có những đứa con tự hào là giỏi toán học, là công nhân khéo, là kiến trúc sư tài ba, nhưng ít ai thấy được Mẹ là nhà toán học vĩ đại nhất, nhười công nhân khéo tay nhất và vị kiến trúc sư tài ba nhất… Chúng con có những vị họa sĩ tài ba, nhưng những bức tranh của chúng con làm sao so sánh được với những bức tranh của mẹ vẽ ra trong bốn mùa? Làm sao chúng con vẽ được một buổi bình minh hào hùng như thế, làm sao chúng con vẽ được một hoàng hôn rạng rỡ như kia? Chúng con có những nhạc sĩ tài ba nhưng những bản hợp ca của chúng con làm sao bì kịp với những buổi hòa tấu màu nhiệm của đất trời, những tiếng hải triều hùng vĩ? Chúng con có những chiến sĩ anh hùng gội nắng dầm mưa trèo non vượt suối, nhưng có ai có được sức kiên nhẫn chịu đựng và khả năng ôm ấp lâu dài như Mẹ? Chúng con có những tình yêu lớn nhưng có ai có được cái tình yêu ôm trọn được muôn loại, không kỳ thị không phân biệt, như tình thương vĩ đại của Mẹ?”
Ôi, Mẹ thiên nhiên thiêng liêng và vĩ đại của tất cả chúng con!
Ôi, Cát Tiên sống động và kỳ diệu đang mời gọi ta đến để tận hưởng và cảm nhận cho sâu rõ chân dung thật Mẹ hiền Thiên nhiên Cát Tiên mà không phải qua tranh vẽ, ảnh chụp!
Tuổi trẻ chúng con đang van lơn người lớn… xin gìn giữ Thiên nhiên xanh cho chúng con, đừng xây những công trình vô nghĩa, rỗng nát… những công trình từng làm rát lòng cô Giáng Vân: “Lừng lững đập vào mặt những công trình xấu xí, vô cảm từ ngoài vào trong… vì sao người ta có thể đặt vào một không gian nên thơ, hiền hòa yên tĩnh như vậy những công trình thô thiển xấu xí nhường vậy? Vì dốt nát, hay vì từ đó họ có thể lấy từ công quỹ vài tỷ…”.
Trước khi van lơn, tự thân chúng con biết cần phải làm gì đó để góp phần tiêu hủy mọi nguy cơ xâm hại xảy ra với Mẹ của chúng con dù bàn tay, khối óc của chúng con nhỏ bé nhưng những gì phát khởi từ trái tim thì vững chãi và trong sáng lắm cô chú ạ! Chú thương, nếu như…với chú, “Hành động bắt nguồn từ suy nghĩ và ý thức, hiểu và bảo vệ môi trường của tự thân là nền tảng để bảo vệ môi trường đất nước và môi trường thế giới”, thì chú ơi, bọn con đang tiếp nối những điều chú làm, nguyện chung sức bảo vệ lành lặn thân thể Mẹ mà không đem tay tàn hoại.
Tối đó, con và bạn con đã nghe chú hát… những lời trong bài “ Mái nhà xanh” là những lời khẩn thiết mà chú từng nói với nhà đầu tư, lời tâm huyết chú dành cho giới tri thức và lời chú đã đánh động tâm thức cộng đồng lớn lao lắm, chú biết không?
“Vì sự sống hôm nay, vì thế giới ngày mai, hãy ươm mầm tươi xanh ngày mới. Vì sự sống hôm nay, vì tuổi thơ tương lai, hãy bảo vệ mái nhà thân yêu.
Vì hạnh phúc hôm nay, vì hạnh phúc ngày mai, hãy gieo mầm tươi xanh ngày mới. Vì sự sống muôn loài, vì hạnh phúc con người, hãy bảo vệ Cát Tiên mến yêu.
Vì môi trường trong lành, vì hạnh phúc số đông, hãy nói không thủy điện xâm hại. Vì đời sống an bình, vì ngôi nhà thân thương, hãy cứu Mẹ Cát Tiên kính yêu”.
Đó là một kỷ niệm thật đẹp chú à, con và bạn con nhớ chú nhiều lắm, nhớ mãi kỷ niệm tuyệt vời này như lời hứa trách nhiệm tuổi trẻ đối với Mẹ Thiên nhiên-Người lúc nào cũng dang cánh tay đón chúng con sau những giờ học mệt lừ, cho chúng con thả mình trong bao la lòng Mẹ êm đềm và dịu ngọt!
Con xin cảm ơn chú Thuật cùng các cô chú Saving Cat Tien, cán bộ kiểm lâm Cát Tiên, báo chí  đã lên tiếng bảo vệ Mẹ Cát Tiên, bảo vệ những người bạn hoang dã đáng yêu của chúng con. Chú biết không, những trao đổi của chú vẫn còn trong con nguyên vẹn…dẫu sức con còn yếu, đầu óc con còn cạn nghĩ nhưng xin viết lên những dòng thật xuất phát từ cõi lòng con để tri ân và thương quý tình cảm của chú!
Con rất cảm động và tri ân sâu sắc các vị thiện hữu tri thức đã cùng chú con lập nên nhóm SCT để tập hợp nhiều nhà giáo dục, nhà khoa học, nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau cùng chia sẻ thông tin, cùng hành động và kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ “Mẹ”, “Báu vật” Cát Tiên nói riêng và thiên nhiên, môi trường xanh nói chung.  
Con xin cảm ơn mọi người đã nghĩ thương thế hệ chúng con- những người đã không sợ nguy- khổ chung tay giành giựt Môi trường xanh- Hơi thở lành từ tay “bọn cướp đen tối”. Chỉ vì lợi ích tạm thời, mà chúng không màng “đại nạn” lâu dài về sau sẽ đổ úp lên thế hệ con cháu. Chúng ác và tàn nhẫn quá! Ta dại, ta điên gì mà châm lửa đốt tan tành căn nhà xanh, hủy hoại Mẹ thì mạch sống của ta còn đâu nữa? Nếu không góp thêm một bàn tay che chở Mẹ, thì đừng để bàn tay còn lại cầm đuốc đốt đau Mẹ, cầm búa rìu chặt nát thân Mẹ, cầm bút ký bất kỳ “thỏa hiệp” nào với “bọn cướp đen tối”.
Con xin cảm ơn những con người thầm lặng yêu Mẹ, ôm ấp Mẹ, gắn bó máu thịt với Mẹ. Nói không thành lời, nhưng tiếng thương yêu da diết Mẹ đã thấm sâu nơi đại ngàn!
Các em ơi, khi gây thương tích lên hình hài Mẹ Thiên nhiên kính yêu của chúng ta, thì chính chúng ta cũng đang bóp nghẽn nhịp thở của tim mình. Sẽ không còn sự sống nào khả dĩ nếu Mẹ Thiên nhiên ngày càng xanh xao và héo hon! Tôi và các em là những đứa trẻ nhỏ dại, một cánh tay thì gầy guộc nhưng nhiều cánh tay thì cứng cỏi để bảo vệ Mẹ hơn…Tôi và các em sẽ xin những cánh tay khỏe khoắn của người lớn giúp sức, chắc hẳn họ không nỡ làm ngơ và quay lưng…Không ai quay lưng với sự sống, khi chính mình có thể tự “ cứu” lấy chính mình. Khi những công trình Sức Khỏe- Niềm Vui- Hạnh Phúc đang nhoẻn cười rất tươi!
Tôi bẵng quên từ ngữ hết rồi, mượn tiếng hét hùng hồn và man dại, có sức mạnh vang vọng khắp chốn núi rừng, thấu tâm can mọi người, đánh thức lương tri một kẻ nào đó trong “bọn cướp đen tối” của một thi sĩ Viện Hàn Lâm- Pháp trong 2 câu thơ :
“Hồn tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm
Rừng điêu tàn là Tổ quốc suy vong!”
(Au plus profond des bois, la patrie a son coeur
Un peuple sans forêt est un peuple qui meurt).
Tôi không thể nào mường tượng ra được hết vẻ đẹp của núi rừng mà không một lần đến thăm! Tiếng gọi của rừng thiêng, của Cát Tiên ôi sao tha thiết quá!
Tôi muốn đến thăm Mẹ để thôi những ngày vùng vẫy với mệt mỏi đời thường, để buông mình an nhẹ trong tấm lòng hiền từ của Mẹ!
Chú ơi, cho con về thăm Cát Tiên- thăm tiếng yêu Mẹ mà mỗi phút trong chú đều nồng nàn và da diết:
Cát Tiên ơi! 
Ta yêu con thú, ta yêu cây xanh như bao con tim hòa chung nhịp đập. 
Nhà xanh là sự sống, nào cùng nhau dựng xây.
Một mái nhà xanh chung quanh bao người yêu thương bảo vệ. 
Cát Tiên ơi! 
Ta yêu con suối, ta yêu con sông cho quê hương ta phù sa nồng nàn. 
Làng quê mẹ ngày mới, nào hòa chung lời ca”.
Thương yêu và trân quý chân tình của chú,
Con,
Mây.
Hồ Bé Linh- 2:54 pm- 18/10/2013

Wednesday, October 23, 2013

Bài hát "Mái nhà của chúng ta" do nhạc sĩ Hải Vân Cư Sĩ sáng tác tặng nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên.

(SCT) - BBT nhóm "Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên" (SCT) xin cám ơn nhạc sĩ Hải Vân Cư Sĩ đã hết lòng yểm trợ SCT lên tiếng bảo vệ Mẹ Cát Tiên, bảo vệ những người bạn hoang dã đáng yêu của chúng ta, gìn giữ màu xanh quê hương cho hôm nay và mãi mãi mai sau .

SCT rất cảm động và tri ân sâu sắc các vị thiện hữu tri thức đã cùng Nguyễn Huỳnh Thuật lập nên nhóm SCT để tập hợp, kết nối, chia sẻ hiểu thương bảo vệ môi trường từ nhiều nhà giáo dục, nhà khoa học, nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ,... khắp nơi. SCT là tổng hòa của những người yêu thiên nhiên thật sự, những vị đã thấu cảm tiếng kêu cứu của "Mẹ Thiên Nhiên" và khẩn gọi của SCT để "Cứu Lấy Cát Tiên" và đã-đang-sẽ cùng chia sẻ thông tin, cùng hành động và kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ “Mẹ”, “Báu vật” Cát Tiên nói riêng và thiên nhiên, môi trường xanh nói chung.



Đây là link bài hát "Mái Nhà Của Chúng Ta" trên youtube http://www.youtube.com/watch?v=nATGbiYBk3M 

Tuesday, October 22, 2013

Thủy điện, cao su nỗ lực phá rừng và hệ lụy của nó!

SCT - Trong thư ngõ gửi chủ tịch nước Trương Tấn Sang này 31.8.2012, Nguyễn Huỳnh Thuật có đoạn viết: "Việc đã có quá nhiều thủy điện dọc Sông Đồng Nai cùng với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, khai thác khoáng sản,.. trong điều kiện ta còn nhiều điều cần hoàn thiện hơn trong quản lý liên ngành-tổng thể-toàn diện, cần có báo cáo đánh giá chiến lược đi cùng với những kế hoạch cụ thể sát thực về bài trừ hối lộ-tham nhũng".  

BBT SCT xin đăng ý kiến của GS Nguyễn Ngọc Lung để sáng tỏ thêm vấn đề liên quan và hệ trọng này.
  
Cao su và thủy điện tận lực phá rừng!

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đau xót chia sẻ với Đất Việt: “Mấy ngày nay tin về bão lũ, vỡ đập liên tục xảy ra. Bây giờ là lúc các chủ trương sai khiến dân đang phải chịu hậu quả. Cả thủy điện, cao su nỗ lực phá rừng thì lấy gì ngăn lũ lụt?”.
Thủy điện ngốn hơn 50.000 ha rừng
Kết quả rà soát triển khai các dự án thủy điện trong cả nước vừa được Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường của Quốc hội, Bộ Công Thương thực hiện đã đưa ra con số giật mình đó là: Từ năm 2006 đến nay có hơn 50.000 ha đất rừng các loại được chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng thủy điện.
Thế nhưng vào cuối năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) từng báo cáo Thủ tướng về việc chuyển đổi rừng để thực hiện các dự án thủy điện giai đoạn 2006-2012 chỉ có hơn 20.000 ha rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng 160 dự án thủy điện. Trong số này diện tích rừng trồng bù lại chỉ được 735 ha, bằng 3,7% diện tích rừng đã bị mất.
Con số này chỉ bằng một nửa số thực. Bởi kết quả rà soát mới đây của Bộ Công Thương cho thấy thực tế tỉ lệ diện tích rừng trồng bù còn thấp hơn rất nhiều.
Theo Bộ Công thương, từ khi thực hiện Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, đến nay có đến 50.930 ha rừng các loại đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng cho các dự án thủy điện. Trong khi đó, rất ít chủ đầu tư thủy điện có phương án trồng rừng thay thế. Hậu quả, diện tích rừng trồng thay thế chỉ được hơn 1.000 ha, bằng 2% diện tích rừng đã chuyển đổi.
Chưa thể thống kê chi tiết diện tích rừng bị mất vì thủy điện
Theo GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, con số thống kê công bố về diện tích rừng chuyển đổi sang làm thủy điện là những số thống kê được trong thiết kế, hồ sơ dự án, còn phần rừng mất đi sau đó thì không ai thống kê được.
GS Lung chỉ rõ, mỗi nhà máy thủy điện chiếm bao nhiêu rừng, nhưng đấy là cái mình thấy bằng mắt, trong kế hoạch, văn bản dự án có, còn những cái xảy ra sau đấy thì không ai thống kê.
Cái mà GS Nguyễn Văn Lung cho rằng không thống kê hết đó chính là diện tích đất rừng mới nơi mà dân cư sẽ di dời tới để sinh sống. Như vậy có nghĩa có thể con số thực sẽ còn lớn hơn rất nhiều.

Còn TS Đào Trọng Tứ, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy hội sông Mekong Việt Nam, thành viên Mạng lưới sông ngòi Việt Nam từng nhiều năm gắn bó với thủy điện cũng phải thốt lên rằng: Cách phát triển thủy điện ào ạt, tàn phá rừng và găm dày đặc trên các con sông như hiện nay là “tận diệt” tài nguyên. Chỉ nghĩ đến lợi ích của một bộ phận là không công bằng, không để gì cho con cháu cả.

Cao su, cây công nghiệp cũng phá rừng

Báo cáo “Phát triển cao su và bảo vệ rừng ở Việt Nam” của hai tổ chức quốc tế là Forest Trends và Tropenbos đã chỉ rõ quá trình chuyển đổi rừng sang trồng cao su tại một số địa phương đã bị lạm dụng. Do vậy có tình trạng nhiều địa phương nhanh chóng chuyển đổi khiến cho quy hoạch cao su bị phá vỡ.
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 Việt Nam sẽ trồng là 800.000 ha. Thế nhưng cũng “nhờ” chủ trương chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su mà chưa cần có sự hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, các địa phương đã nhanh nhảu khoanh đất phá rừng trồng ngay cây cao su. Thế nên mới chỉ đến năm 2012, diện tích cao su đã lên tới 915.000ha.
GS Nguyễn Ngọc Lung còn chỉ thêm, Nhà nước cho cả Tây nguyên 90.000-100.000ha, nhưng chỉ riêng Gia Lai đã ra thông báo quy hoạch 60.000 ha làm cao su mới. Các tỉnh khác cũng tranh thủ mà không đợi quy hoạch phân bổ tỉnh này bao nhiêu, tỉnh kia bao nhiêu.
“Cách làm vội vàng như vậy nếu không vì quyền lợi cục bộ địa phương hoặc nhóm lợi ích thì cũng không còn giải thích nào khác dễ nghe hơn”, ông Lung nói.
Hàng trăm người dân huyện Krông Năng vào Tiểu khu 340 A (nơi được giao cho Công ty Lộc Phát khảo sát trồng cao su) chặt phá rừng.
Đó là còn chưa kể, các đại gia nhanh chóng xin phá rừng, chọn đất làm cao su lại không hẳn vì trồng cây cao su. Vì khu đất đó có bốn tháng hạn, ba tháng úng, không thể phù hợp trồng cao su. Để rồi khi trồng không thành công, họ sẽ xin chuyển đổi mục đích sử dụng khác...
GS Nguyễn Văn Lung đau xót: “Không có đất nước nào mà tự nhiên lại đổ xô bỏ tiền của nhao vào cây cao su rồi tàn phá rừng như vậy. Đáng ra, nếu có trồng cũng cần phải có một cơ quan khoa học, đứng ra trồng thử nghiệm rồi sau đó mới nhân rộng. Đằng này cả nhà nước và tư nhân lao vào cao su, để rồi bây giờ rừng thì mất, cao su thì không ai dám khẳng định hiệu quả thế nào. Thử hỏi khi chưa rõ hiệu quả, vậy vì sao họ vẫn muốn có rừng để trồng cây khác?”.
Không chỉ thế, GS Nguyễn Văn Lung nói thẳng: “Tôi không xót xa cho các vị doanh nghiệp nhà nước dùng tiền ngân sách đi phá rừng rồi trồng cao su. Nếu có thất bại các vị này cũng lại dùng ngân sách, tái cơ cấu rồi biết đâu lại chuyển sang vị trí mới. Còn thành công, có thể lại lên chức cao hơn. Điều tôi đau xót là rừng thì mất, những người dân, không xin nhanh thì đất cấp cho doanh nghiệp hết. Không trồng cao su thì bị đòi đất lại. Nhưng giờ có nhắm mắt trồng cao su thì cũng chưa biết hiệu quả ra sao”.
Theo GS Lung, trong tổng số diện tích cao su đã được trồng thì có 50% trong số đó là doanh nghiệp tư nhân và những người dân đã tham gia.
Không thể tin nổi!
Câu chuyện hệ quả từ việc phá rừng, làm thủy điện được bàn nhiều, phân tích nhiều, nhưng theo GS Nguyễn Văn Lung, dường như những chính sách sai đang ngày một thể hiện hậu quả rõ hơn.
“Mấy ngày nay tin về bão lũ, vỡ đập liên tục xảy ra. Bây giờ là lúc các chủ trương sai khiến dân đang phải hứng chịu hậu quả”, GS Lung bức xúc.
Và rồi chính những người dân bị nhấn chìm trong nước vì không còn rừng để ngăn nước lũ
TS Đào Trọng Tứ nhìn nhận: Nhìn thực trạng thiên nhiên đất nước thực sự đáng lo ngại.

Theo ông Tứ, nếu chỉ nói đến sông suối, nước non – tài nguyên mà thế giới ngày nay gọi là động mạch chủ là máu của cuộc sống của một dân tộc-đất nước, thì chỉ một hai thập kỷ trước còn trong xanh, nay đã tắc nghẽn- đã bị ô nhiễm đến mức không thể tin nổi.
Hầu hết các côn sông lớn đã được cắt khúc để xây hồ-xây đập chủ yếu phục vụ cho phát điện. Cùng với việc xây đập và hồ là nhiều diện tích đất, nhiều diện tích rừng được thay bằng mặt nước – muông thú tất phải xa rời nơi bản địa để tìm đường sinh sống. Thiên nhiên bị thay đổi (không dám nói là tàn phá) từng ngày từng giờ để thỏa mãn cho nhu cầu của con người.

Theo Bích Ngọc Báo ĐVO.

Tham khảo: 
http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2013/06/thu-nguyen-huynh-thuat-gui-cac-vi-tan.html
 http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=24&ID=105199&Code=Q75I105199 

Thursday, October 17, 2013

THƯ NGỎ TRIỂN LÃM TRANH NGHỆ THUẬT, ẢNH BẢO VỆ THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG XANH CỦA NHÓM SCT

THƯ NGỎ
TRIỂN LÃM TRANH ẢNH NHÂN NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11/2013
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10  năm 2013
Kính gửi: Quý Họa sĩ, Nhiếp ảnh gia, và những người yêu rừng Việt Nam
Thưa Quý vị và Các bạn
Hưởng ứng tinh thần "Ngày Lâm nghiệp Việt Nam" góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường trong toàn dân, từ ngày 30-11 đến ngày 01-12-2013, Nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (Saving Cat Tien Group - SCT) tổ chức đợt triển lãm Tranh và Ảnh nghệ thuật lần thứ 2 tại Công viên Lam Sơn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
* Chủ đề:
Cát Tiên Trong Tôi
Công cuộc bảo tồn bền vững rừng nguyên sinh và thiên nhiên Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Cảnh báo về sự mất mát vĩnh viễn của rừng nguyên sinh và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam, mà sẽ không có khả năng  hồi phục.
* Các hoạt động dự kiến sẽ diễn ra trong Triển lãm:
-            Giới thiệu bộ ảnh chọn lọc về các Vườn quốc gia Việt Nam, đặc biệt danh lam thắng cảnh Vườn quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.
-            Đồng triển lãm tranh của họa sỹ nơi đại ngàn Tây Nguyên: Trung Nghĩa; và họa sỹ Ngô Thúy từ Hà Nội;
-          Giao lưu văn hóa, gặp gỡ trao đổi: Giới thiệu và tặng sách “Tâm tình Đất Mẹ” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, và cuốn “Cát Tiên trong tôi” do Nguyễn Huỳnh Thuật (người đoạt giải môi trường xanh ASEAN năm 2012) biên soạn cho những vị ủng hộ SCT và những vị có chia sẻ và đăng ký trước với BBT SCT; ngoài ra, cũng tặng một đĩa phim DVD nội dung thiên nhiên hoang dã ở Cát Tiên và các loài nấm rừng (thời lượng ~20 phút); một đĩa DVD khác nội dung về các loài chim (thời lượng ~45 phút);
-            Bán tranh-ảnh gây quỹ: Ban tổ chức sẽ bán tranh, ảnh (có máy chuyên dụng để in ảnh khổ lớn tại chỗ cho quý khách). Các tác giả sẽ ủng hộ 50% dành cho chi phí triển lãm và giúp Nhóm SCT tiến hành các hoạt động phi lợi nhuận vì cộng đồng tiếp theo.
-            Các  sinh hoạt cộng đồng hướng tới bảo vệ môi trường. 
Triển lãm mở cửa rộng rãi và miễn phí cho cộng đồng; giới báo chí truyền thông.
Khoảng 20 nhiếp ảnh gia và họa sĩ đã gởi gần 100 ảnh và tranh các thể loại. Ban Tổ chức đã sơ duyệt chọn lựa từ ngày 10/10/2013. Hiện Nhiếp ảnh gia Ngô Đình Hoàng, Tăng A Pẩu và họa sĩ Trung Nghĩa vẫn đang tiếp nhận các tác phẩm, sắp xếp dự kiến trưng bày tại địa điểm triển lãm.
Đã có ảnh của các tác giả Tăng A Pẩu, Vũ Bích Hồng, Vũ Mạnh Tư, Nguyễn Hữu Luận, Quản Trọng Hoàng, Nguyễn Phúc Lộc, Trần Văn Kỷ, Vũ Bá Thanh, Tuệ Cát-Xà Quế Châu, Lê Phát Quới…
Hội họa có các tác phẩm của họa sỹ Ngô Thúy như: “Nguồn Sống”, sơn dầu trên vải, khổ 1m x 1,1m giá đấu giá khởi điểm 3.500 USD; Bốn Mùa (Four Seasons, 60 x 90 cm), và Vẻ đẹp Thiên nhiên (Nature Beauty, 80cm x 1.2m), chất liệu sơn dầu; các tác phẩm của họa sỹ Trung Nghĩa như Báo hoa, Chim cắt v.v… vẽ bằng kỹ thuật đốt thuốc nổ trên giấy; và có thể có thêm tác phẩm tham gia của nhà điêu khắc Nguyễn Lâm 
Những tác phẩm triển lãm xem như món quà nghệ thuật làm cầu nối trong dịp Ngày Lâm nghiệp Việt Nam 2013. Tất cả đều nhằm thức tỉnh và nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ rừng và môi trường nói chung, sống hòa hợp với thiên nhiên vì sự phát triển bền vững trên phạm vi quốc gia và toàn cầu. Triển lãm này thay lời cảm tạ muôn sự ủng hộ quý báu của quý vị, bằng hữu trong và ngoài nước trong suốt thời gian qua, đã đồng lòng chung sức bảo vệ những cánh rừng nguyên sinh cuối cùng ở Việt Nam, ngăn chặn việc bức tử  những con sông hiện đã bị băm nát.
Người hỡi!
Hồn Tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm
Rừng điêu tàn Tổ quốc suy vong!

Rất hân hạnh được đón tiếp quý vị và trân trọng mọi hình thức ủng hộ triển lãm cùng các hoạt động của Nhóm SCT.
Kính thư.                                                      
                                                                   THAY MẶT NHÓM
                                                                 YÊU QUÝ BẢO VỆ CÁT TIÊN (SCT)
                                                                                          (đã ký)

                                                                                             Nguyễn Huỳnh Thuật                                     
Thông tin liên hệ: Email:  nationalpark.savingcattien@gmail.com

Cái chết chính là khởi đầu của một sức sống mới. Đông tàn Xuân sang!

SCT- BBT SCT xin trích đăng bài anh viết của tác giả Nguyễn Minh Nhị (Nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang) đăng trên TVN.

Giáo dục là nền tảng của phát triển kinh tế, là gốc của đạo đức xã hội tại sao ta xem thường vậy? Mới nghe Hội nghị TW 8 vừa thông qua Nghị quyết về giáo dục là theo hướng đã mở như đề xuất của những nhà giáo, nhà sư phạm, nhà khoa học tâm huyết. Nhưng từ Nghị quyết Trung ương đến trường học cũng không biết bao lâu? Trên các diễn đàn, trong các cuộc hội nghị, trên các trang mạng đang cãi nhau bất tận, người dân vẫn tiếp tục chờ đợi!
Tình hình đang chờ có sự đột phá về ý thức và hành động của cả một đất nước.
Liệu có sự “hóa giải” diệu kỳ?
Trước sự xúc động của cả dân tộc về sự ra đi của Đại tướng, trong tôi lóe lên một niềm tin: "Hồng tang" của Đại tướng sẽ là sự hóa giải diệu kỳ cho mọi cái gì còn có sự khác nhau về nhận thức và hành động trong những vấn đề trụ cột của đất nước như: Kinh tế, xã hội và môi trường thiên  nhiên.         
Những thập kỷ gần đây chứng minh có những cái chết chính là sự hóa giải của dân tộc, hoặc ít nhất cũng làm cho dân tộc ấy hướng về một phía để hành động. Đó là Thượng nghị sĩ A-qui-nô bị ám sát, vợ ông thắng cử Tổng thống Philippin và con ông đang là Tổng thống A-qui-nô III. Bà Thủ tướng Gan-đi bị ám sát thì con bà thắng cử vang dội tiếp theo.
Cựu Thủ tướng Bhutto bị ám sát, chồng bà thắng cử Tổng thống liền theo đó. Thậm chí Tổng thống Ac-hen-ti -na sau khi qua đời và vợ ra ứng cử Tổng thống...
Có những người ở tầm lãnh tụ, có khi những cái chết của họ lại chính là khởi đầu của một sức mạnh mới, sức sống mới. Đó là trường hợp Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Cái chết của mùa Hè oi bức để khai sinh mùa Thu dịu mát. Sự kết thúc của mùa Đông giá rét để mùa Xuân ấm áp đâm chồi nảy lộc.
Trở lại bằng chứng gần gũi và thiêng liêng hơn là Bác Hồ ra đi trong tình hình cách mạng miền Nam bị phản kích ác liệt sau Xuân Mậu Thân và chiến tranh không quân phá hoại miền Bắc vô cùng khốc liệt mà cả dân tộc đã biến đau thương thành sức mạnh và chiến thắng như thế nào ta đã rõ.
Những người có hành động anh hùng, cái chết của họ sẽ thành bất tử.
Có những người ở tầm lãnh tụ, có khi những cái chết của họ lại chính là khởi đầu của một sức mạnh mới, sức sống mới. Đó là trường hợp Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Cái chết của mùa Hè oi bức để khai sinh mùa Thu dịu mát. Sự kết thúc của mùa Đông giá rét để mùa Xuân ấm áp đâm chồi nảy lộc.
Tạo hóa hình như rất công bằng ban cho con người và vạn vật cái đặc ân sinh tồn kỳ diệu ấy mà hôm nay tôi như tìm được lời giải cho "làm sao VN ta lớn" qua sự mất mát lớn lao mà cả đất nước chia nhau nỗi đau và nhường cho nhau - là một đức tính mà từ lâu ta ngỡ không còn nay như sống lại khi ta tiếp nhận chữ NHẨN của Người.
Đây chính là dịp ta “tái cấu trúc” lại nhân cách và thái độ ứng xử của ta đối với môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, trước khi (hay là làm tiền đề) cho tái cấu trúc kinh tế. Đó là khởi đầu cho Việt Nam ta lớn!
Và dĩ nhiên, lực lượng tiên phong của cuộc đại tái cấu trúc này phải là Đảng cầm quyền chứ không ai khác!
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/144991/nuoc-viet-ta-nho-hay-khong-nho-.html

Tuesday, October 15, 2013

Đại diện Nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (SCT) thành kính phân ưu cùng gia đình đại tướng!

 SCT - Sự trở về cát bụi, trở lại với đất mẹ như lá rơi về cội, cái chết nền tảng của sự sống, đại tướng đã gieo vào lòng dân, nhất là giới trẻ một điều gì đó thiêng liêng lắm. Cái chết của đại tướng đã hóa thành bất tử, đã gieo mầm cho nhiều sức sống mới. Rồi đây những tinh thần, những niềm tin, những vĩ nhân mới sẽ được tiếp nối một cách tốt đẹp. SCT kính cẩn nghiêng mình tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc một “người con ưu tú của dân tộc Việt Nam” với những gương mẫu tiên phong, dấn thân cho hòa bình và bảo vệ môi trường, bảo vệ màu xanh cho quê hương nhất là làm lãnh đạo tinh thần, lãnh đạo danh dự cho nhóm "Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên" (SCT).
Đại diện SCT cũng đã có mặt để thành kính phân ưu cùng gia đình đại tướng. Chắc chắn Đại tướng sẽ được tiếp nối đẹp đẽ dưới nhiều nội dung và hình tướng khác nhau. 





TIỄN NGƯỜI VỀ CÕI VĨNH HẰNG 

Dựa vào núi Rồng, nhìn ra biển cả
Ôm cả quê hương, gấm vóc, sơn hà
Người nương vào lòng đất mẹ bao la
Hồn bất tử với hùng thiêng sông núi

Cả đất trời hôm nay hội tụ
Lớp lớp cháu con đất Việt về đây
Đưa tiễn Người trong tiết thu nay
Xin Người hãy yên lòng về cõi Phúc

Ngọn cờ đỏ Người giương cao thủa trước
Chúng con xin tiếp nối bản hùng ca
Sử sách muôn đời ghi dấu Việt Nam ta
Quyết chiến đấu giữ tự do, độc lập

Ơi những anh hùng bốn nghìn năm dựng nước
Đón Đại tướng về trong hồn nước ông cha.

MN (người ủng hộ SCT), 13-10-2013.

Thursday, October 10, 2013

Tâm tình với Đất Mẹ, tâm tình với Mẹ Thiên Nhiên, Tâm tình với Mẹ Cát Tiên.


SCT - Ban BT nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (SCT) sẽ có quà tặng là sách này "Tâm tình với đất mẹ"của thiền sư Nhất Hạnh và ấn phẩm "Cát Tiên Trong Tôi" cho tất cả những ai thật sự quan tâm, yêu quý bảo vệ thiên nhiên và màu xanh quê hương. Để được nhận quà tặng này, quý vị vui lòng gửi thư giới thiệu ngắn về mình, lý do muốn được nhận quà tặng này đến địa chỉ Email: nationalpark.savingcattien@gmail.com. BBT SCT sẽ gửi quà đến quý vị sau đó. 


  
Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân 
trong một lần thăm gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp 

 Tác giả trả lời tham vấn Nguyễn Huỳnh Thuật về việc đấu tranh bảo vệ môi trường

'Tâm tình với đất mẹ' và sự trân trọng môi trường sống

Cuốn sách mới nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là lời khuyên con người sống có trách nhiệm hơn với thiên nhiên, vạn vật xung quanh.
Tên sách: Tâm tình với đất mẹ
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Giá bìa: 36.000 Đồng   
Frist News và NXB Hồng Đức ấn hành
  
"Tâm tình với đất mẹ" của thiền sư Thích Nhất Hạnh mang đến góc nhìn đặc biệt về môi trường sống của con người. Ở đó, mỗi người đều cần thấy được trách nhiệm và mối tương quan của mình với Trái đất - mà ông gọi bằng một cái tên rất trìu mến là: mẹ Đất. Trong góc nhìn này, Thích Nhất Hạnh chỉ ra, vũ trụ là một quần thể có mối liên hệ mật thiết với nhau, với mẹ Đất, cha Mặt trời, dì Trăng.
Vượt lên trên ý niệm về môi trường, Thích Nhất Hạnh còn đưa đến cho người đọc một thông điệp thiêng liêng hơn. Đó chính là trách nhiệm và sự biết ơn đối với cội nguồn, biết ơn đấng sinh thành đã sinh ra và nuôi nấng chúng ta. Đây cũng là mạch cảm xúc mà ông theo đuổi qua nhiều tác phẩm nổi tiếng của mình, trong đó có tác phẩm Bông hồng cài áo.
Ấn phẩm này là tác phẩm mới nhất của Thích Nhất Hạnh. Cuốn sách mỏng, nhưng chứa đựng nhiều ý niệm, tri thức và cảm xúc, là một sự tổng hợp hài hòa giữa triết lý Phật học, khoa học, tôn giáo và triết học.
Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 tại Thừa Thiên - Huế. Ông là tác giả của hơn 100 đầu sách, trong đó có hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Nhiều ấn phẩm của ông được xếp hạng bán chạy nhất ở Mỹ và các nước trên thế giới. Ông cũng xuất bản bài giảng trong các tạp chí tạp chí Mindfulness Bell của Dòng tu Tiếp Hiện. Hiện ông sống và tu tập tại miền nam nước Pháp.
Bạch Tiên
Nguồn từ vnexpress, NLĐ, v.v..